Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì? Hiểu đúng để bổ sung kịp thời cho con.

Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất về đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn khiến bố mẹ luôn trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Vậy trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì và cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Trẻ khó ngủ do thiếu chất gì
Trẻ trằn trọc khó ngủ về đêm gây nên tâm lý lo lắng cho bố mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ.

Nhiều trẻ gặp tình trạng khó ngủ vào ban đêm do ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt không hợp lý trong ngày hoặc trước giờ đi ngủ. Chẳng hạn, việc tham gia các trò chơi vận động mạnh, xem tivi, sử dụng thiết bị điện tử hoặc chơi game trước khi ngủ có thể khiến não bộ bị kích thích, làm gián đoạn quá trình bước vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra còn có nguyên nhân khiến trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất. Và đặc biệt việc trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất là một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nhưng vô cùng nguy hiểm.

  • Thói quen ngủ không khoa học, như giờ đi ngủ không cố định, không gian ngủ không yên tĩnh, ánh sáng quá mạnh,… cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ của trẻ. 
  • Một số vấn đề sức khỏe như hen suyễn, dị ứng, ngứa ngáy do chàm da,…
  • Trẻ tiêu thụ đồ uống chứa caffeine (như trà, sô cô la, nước ngọt có ga) vào buổi chiều hoặc tối.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khiến trẻ khó thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp (dấu hiệu thường là ngáy to).
  • Trẻ chịu áp lực hoặc căng thẳng về tâm lý có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ chập chờn.
  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như thuốc chống trầm cảm, corticosteroid, thuốc chống co giật,…
  • Trẻ mắc hội chứng chân tay bồn chồn thường xuyên cảm thấy khó chịu và phải cử động chân tay liên tục trước khi ngủ.
Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất và thói quen ngủ.
Thói quen ngủ không tốt có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ

Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì” – Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất sẽ dẫn đến các loại bệnh như: Béo phì, tiểu đường và chứng trầm cảm. DHA sẽ giúp tế bào thần kinh kết nối với nhau, ít bị mất ngủ hơn và giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ. Theo nghiên cứu, trẻ em và người lớn cần ăn ít nhất 2 lần cá trong một tuần để đảm bảo đủ nồng độ DHA trong cơ thể. 

Ngoài ra có thể cho bé uống DHA nếu bé biếng ăn để cải thiện vấn đề giấc ngủ cho bé. Tóm lại, uống DHA có giúp bé ngủ ngon hơn hơn không? Câu trả lời là bổ sung đủ DHA sẽ giúp bé ngủ sâu hơn.

Ngoài ra việc trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất còn xảy ra khi trẻ chưa bổ sung đủ lượng vi chất đến từ các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo, vitamin, protein và carbohydrate.

trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu DHA
DHA giúp trẻ dễ vào giấc và hỗ trợ giảm cảm giác biếng ăn ở trẻ

Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất nên làm gì? Tình trạng trẻ khó ngủ về đêm gây ảnh hưởng rất lớn cho đời sống và sinh hoạt của bé. Để khắc phục tình trạng này, một số những gợi ý dưới đây giúp bố mẹ đồng hành cùng trẻ để giúp trẻ dễ vào giấc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất 

Sữa rất tốt cho trẻ nhưng trong sữa không chứa hết các dưỡng chất cần thiết. Do đó, khi nắm được trẻ khó ngủ do thiếu chất gì, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo, vitamin, protein và carbohydrate.  Ngoài ra bố mẹ có thể lựa chọn các loại sữa có bổ sung thêm các chất mà trẻ còn thiếu hụt. Đặc biệt là các dòng sữa có bổ sung DHA vào thành phần.

Nếu trẻ có dấu hiệu lười ăn, ăn ít thì nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài 3 bữa chính vào khung giờ nhất định và thêm khoảng từ 1 – 2 bữa phụ để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nên đa dạng thực phẩm, tránh sử dụng lặp đi lặp lại một cách chế biến, một loại thức ăn khiến trẻ dễ chán. 

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ bằng cách uống các loại thực phẩm chức năng chứa DHA, bé sẽ hấp thụ DHA qua sữa mẹ một cách dễ dàng và an toàn.

Áp dụng được các bí kíp này vào chế độ ăn thì việc trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất không còn là ám ảnh đối với bố mẹ nữa.

Các thực phẩm giàu DHA mà mẹ bé nên biết

  • Các loại cá chứa hàm lượng DHA cao và tốt như: Cá hồi, cá chép, cá mòi, cá thu… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải để tránh bé có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
  • Lòng đỏ trứng gà: Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Lưu ý nên cho trẻ ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất.
  • Các loại hạt: Ngoài các bữa ăn chính, mẹ bé nên bổ sung các bữa ăn phụ bằng các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng… có nguồn DHA dồi dào tốt cho mắt và não của bé. Đặc biệt sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, nó giúp trẻ bổ sung được thêm nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.
  • Rau xanh: Các loại rau xanh như súp lơ, cải xoăn, bí ngô, bắp cải… rất giàu DHA cho bé. Nên mua các loại rau có nguồn gốc rõ ràng và cách chế biến cũng ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng DHA có trong rau.
DHA giúp trẻ ngủ ngon và giảm biếng ăn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất sẽ cải thiện giấc ngủ cho trẻ 

Hầu hết bố mẹ đều nghĩ trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất, tuy nhiên không gian ngủ của trẻ cũng rất qian trọng. Hầu như trẻ ngủ tốt nhất trong không gian phòng rộng rãi và thoáng mát. Nếu bên ngoài có tiếng ồn, sử dụng tiếng ồn trắng từ quạt có thể sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Hãy đảm bảo rằng giường ngủ của trẻ không chứa quá nhiều đồ chơi, điều này có thể khiến trẻ mất tập trung vào giờ đi ngủ. 

Nhiệt độ phòng phù hợp cũng là yếu tố cần được bố mẹ lưu ý, có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ bên ngoài bằng cách cho trẻ mặc đồ ngủ bằng vải cotton thoáng khí và giữ nhiệt độ phòng khoảng 18 đến 22°C. Nhiệt độ có thể được điều chỉnh tùy thời tiết, lưu ý đừng để nhiệt độ quá cao. 

Ngoài ra, môi trường dễ đi vào giấc ngủ là rất quan trọng vì có thể  giảm bớt sự phân tâm của trẻ khi bắt đầu đi ngủ. Với bộ khăn trải giường mềm mại, tối màu trong phòng và tương đối yên tĩnh có thể giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm, từ đó dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Bố mẹ nên lập cho con 1 thời khoá biểu ngủ rõ ràng để giúp các con có được khung giờ ngủ nhất định. Việc thiết lập đồng hồ sinh học sẽ giúp trẻ đi ngủ và thức dậy theo đúng thói quen sẽ khiến trẻ dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Lưu ý, thời gian biểu ngủ nên có cả giấc ngủ trưa và ngủ ngày với thời gian ngủ cân đối. Nếu trẻ có dấu hiệu ngủ nhiều hơn vào cuối tuần, đây cũng có thể là do trẻ ngủ không đủ giấc hay mất ngủ vào các ngày trước đó. 

Việc trẻ đi ngủ sớm tránh cho việc các hoocmon tăng trưởng bị đào thải – một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất.

Bố mẹ không nên nghĩ rằng trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất là thiếu DHA. Nếu bố mẹ muốn biết chính xác việc trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì thì hãy đưa con đến khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế. Việc sử dụng viên uống DHA cho trẻ cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và thông tin trên nhãn sản phẩm, không tự ý tăng hoặc giảm liều và kéo dài hơn thời gian quy định. Khi trẻ đang ở giai đoạn hoàn thiện và phát triển chức năng của các cơ quan, ảnh hưởng từ thực phẩm chức năng và thuốc sẽ nặng nề và rất khó khắc phục.

Sẽ có những trường hợp dị ứng khi uống thuốc bổ sung DHA, biểu hiện như sau: Khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, nhịp tim không đều, phát ban, đau thắt ngực, cổ họng sốt ớn lạnh… Ngoài ra đối với trẻ đang có các bệnh như: Rối loạn nhịp tim, suy giảm tuyến giáp, bệnh gan cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung DHA.

Bảo quản DHA cũng rất quan trọng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và nơi có nhiệt độ cao. Đặt viên uống DHA ở phòng tắm hoặc tủ lạnh ngăn đá có thể gây biến đổi thành phần trong thuốc, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

trẻ bị dị ứng do bổ sung DHA sai cách
Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất DHA

Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Chi tiết về cách bác sĩ hướng dẫn bổ sung DHA cho trẻ đúng để đạt hiệu quả cao.

Việc giúp trẻ giảm tình trạng trằn trọc khó ngủ sẽ tránh được những tình trạng xáo trộn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết “Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì ? Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ vào giấc dễ dàng hơnsẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ khó ngủ, đồng thời giúp bạn tìm ra được những giải pháp phù hợp để không còn thắc mắc “Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì?”.

Để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn thắc mắc về chủ đề : “Trẻ trằn trọc khó ngủ do thiếu chất gì”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *